R6

Navigation:  9. Lịch sử phát triển >

R6

Previous pageReturn to chapter overviewNext page

* Tính năng mới:

1. Trường hợp rút tạm ứng về 1 tiểu mục và thanh toán ở nhiều tiểu mục khác mà không cần điều chỉnh số liệu ngân sách thì kế toán muốn khi chuyển số kinh phí sang năm sau chờ quyết toán thì số rút hiển thị theo tiểu mục của số đã chi để số liệu đối chiếu kho bạc không bị âm.

2. Khi in sổ S31-H: Sổ tài sản cố định trong trường hợp có đánh giá lại hao mòn, kế toán muốn số thay đổi về hao mòn do đánh giá lại được cập nhật lên báo cáo để khớp số liệu với Bảng cân đối kế toán.

3. Khi hạch toán chi phí lương từ chứng từ thanh toán lương bằng tiền gửi, kế toán mong muốn lấy lên thông tin các đối tượng được trả lương đã ghi trong UNC, Lệnh chi để giảm thiểu thời gian nhập liệu

4. Mong muốn cập nhật mức đóng BHXH mới của người sử dụng lao động theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP để tính các khoản trích nộp bảo hiểm (BHXH) được đúng đắn và chính xác.

Chi tiết thay đổi:

1. Trường hợp rút tạm ứng về 1 tiểu mục và thanh toán ở nhiều tiểu mục khác mà không cần điều chỉnh số liệu ngân sách thì kế toán muốn khi chuyển số kinh phí sang năm sau chờ quyết toán thì số rút hiển thị theo tiểu mục của số đã chi để số liệu đối chiếu kho bạc không bị âm.

Trước R6, năm trước khi Đơn vị rút thì rút về một tiểu mục, chi ra ở các tiểu mục khác nhau, sau đó vào Nghiệp vụ/Kho bạc/Điều chỉnh kinh phí tự chủ/Điều chỉnh kinh phí rút và chi Dự toán giao và rút thực hiện điều chỉnh để số liệu năm trước khi lên một số báo cáo bên dưới không bị tình trạng âm ở tiểu mục chi, dương ở tiểu mục rút.

1.Mẫu số 01-SDKP/ĐVDT (mẫu tùy chỉnh)

2.Mẫu số 02 - SDKP/ĐVDT

3.S41-H (phần I - phần II)

4.S42-H

5.S43-H

6.S43-H mẫu tiểu mục

7.S72-H

8.F02-1H

9.F02-2H

Tuy nhiên, khi tách dữ liệu sang năm sau thì in báo cáo vẫn bị tình trạng âm ở tiểu mục chi, dương ở tiểu mục rút.

Từ bản R6, chương trình sẽ cải tiến lại chức năng Tạo dữ liệu mới từ năm trước và Chuyển đổi dữ liệu từ MISA Mimosa.NET 2014/MISA Mimosa.NET 2012 lên MISA Mimosa.NET 2017 có tách dữ liệu tại bước chuyển đổi, chương trình sẽ cho phép mang được cả chứng từ Điều chỉnh kinh phí rút và chi Dự toán giao và rút của năm trước sang. Khi in báo cáo như báo cáo bên trên, tại tham số tích vào Mẫu tự chủ thì chương trình sẽ tự động điều chỉnh sang mục rút để không còn tình trạng âm ở mục chi và dương ở mục rút.

2. Khi in sổ S31-H: Sổ tài sản cố định trong trường hợp có đánh giá lại hao mòn, kế toán muốn số thay đổi về hao mòn do đánh giá lại được cập nhật lên báo cáo để khớp số liệu với Bảng cân đối kế toán.

Theo quy định tại Thông tư 23/2016/TT-BTC, tài sản đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được, khi kiểm kê xác định giá trị còn lại tài sản thì sẽ Đánh giá lại tài sản, điều chỉnh tăng giá trị còn lại, nguyên giá không thay đổi, thay đổi về giá trị hao mòn lũy kế

Trước bản R6, việc thực hiện Đánh giá lại tài sản cố định, đánh giá lại Hao mòn lũy kế sẽ không hiển thị trên mẫu S31-H: Sổ tài sản cố định trên năm hiện tại. Dẫn đến khi đối chiếu mẫu S31-H: Sổ tài sản cố định với Sổ cái thì sẽ không bằng nhau.

Từ bản R6, chương trình sẽ cải tiến cách lấy số liệu trên mẫu S31-H: Sổ tài sản cố định, nếu có đánh giá lại hao mòn lũy kế tài sản cố định trong năm thì sẽ lấy phần chênh lệch trên chứng từ Đánh giá lại lên cột "Năm.." và "Lũy kế hao mòn đến khi chuyển sổ hoặc ghi giảm TSCĐ"

R6.1

Lên báo cáo:

R6.3

3. Khi hạch toán chi phí lương từ chứng từ thanh toán lương bằng tiền gửi, kế toán mong muốn lấy lên thông tin các đối tượng được trả lương đã ghi trong UNC, Lệnh chi để giảm thiểu thời gian nhập liệu

Trước bản R6, khi thực hiện sinh chứng từ Hạch toán chi phí lương từ chứng từ Chi tiền gửi, chương trình đang lấy thông tin cột "Đối tượng Nợ", "Đối tượng Có" trên chứng từ Hạch toán chi phí lương theo thông tin "Đơn vị nhận" trên phần thông tin chung của chứng từ Chi tiền gửi. Đối với Đơn vị không sử dụng phân hệ Tiền lương trên phần mềm, trên chứng từ Chi tiền gửi đã hạch toán chi tiết từng khoản lương cho từng nhân viên, sau khi sinh chứng từ Hạch toán chi phí lương từ chứng từ Chi tiền gửi đó thì phải điền lại "Đối tượng Nợ" hoặc "Đối tượng Có" để theo dõi.

Từ bản R6, chương trình cải tiến tiện ích, khi sinh chứng từ Hạch toán chi phí lương từ chứng từ Chi tiền gửi sẽ tự động lấy thông tin cột "Đối tượng Nợ" và "Đối tượng Có" theo thông tin cột "Đối tượng" tại tab Thống kê trên chứng từ Chi tiền gửi đã điền sẵn để các đơn vị không phải nhập tay lại Đối tượng trên chứng từ Hạch toán chi phí lương.

4. Mong muốn cập nhật mức đóng BHXH mới của người sử dụng lao động theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP để tính các khoản trích nộp bảo hiểm (BHXH) được đúng đắn và chính xác.

Theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/06/2017, quy định mức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì tỷ lệ trích nộp BHXH vào Quỹ bảo hiểm sẽ thay đổi.

Theo đó, mức đóng BHXH mới sẽ là 25,5%, trong đó Người lao động sẽ đóng 8%, người sử dụng lao động sẽ là 17,5%

Từ bản R6, chương trình sẽ cập nhật lại mức đóng BHXH do cơ quan đóng từ 18% xuống 17,5% theo Nghị định mới đối với trường hợp Tạo dữ liệu kế toán mới và trên Dữ liệu mẫu, để khi tính lương trên phần mềm sẽ áp dụng theo mức đóng này.

R6.2

Đối với dữ liệu hiện tại Đơn vị đang sử dụng, khi chuyển đổi lên bản R6 sẽ không cập nhật mức mới (vẫn giữ mức cũ là 18%), để trường hợp đơn vị chưa lập Bảng lương và Hạch toán chi phí lương của từ tháng 5 trở lại sẽ không bị ảnh hưởng.

Trường hợp, Đơn vị đang có dữ liệu từ bản trước, muốn cập nhật mức đóng Bảo hiểm xã hội cơ quan đóng theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP để tính lương từ tháng 6 trở đi thì có thể vào Danh mục/Lương cán bộ/Quy định lương, thuế, bảo hiểm để sửa lại mức đóng BHXH cơ quan đóng là 17,5%